Chat hỗ trợ
Chat ngay
Thương Lượng Hiểu Qủa Tìm Nguồn Hàng Tại Mỹ Chuyên Nghiệp Uy Tín

Thương Lượng Hiểu Qủa Tìm Nguồn Hàng Tại Mỹ Chuyên Nghiệp Uy Tín

Thương Lượng Hiểu Qủa Tìm Nguồn Hàng Tại Mỹ Chuyên Nghiệp Uy Tín

 

 

Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm thương lượng hiểu quả tìm nguồn hàng tại Mỹ, USAOrder phục vụ quý khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong đàm phán giá giao thương quốc tế gặt hái thành công.

 

Bạn  tìm một doanh nghiệp hay một đối tác trong thương thảo trả giá hộ để giảm thiếu chi phí trong kinh doanh buôn bán của mình... ?

         Bạn cần một đơn vị uy tín với một lý do hết sức đơn giản là " Đủ chuyên nghiệp để thương thảo trả hộ giá mà giảm chi phí hợp tác giữa 2 bên lại rẻ "?

                                        Bạn đang ở Việt Nam nhưng thường xuyên mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam ?

                                                                                             Bạn gặp khó khăn trong việc trao đổi thương lượng giá với việc mua hàng từ nước ngoài ?

Xuất phát từ  nhu cầu thực tế cũng không có ít doanh nghiệp và cá nhân đã có được một dòng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh cho mình nhưng lại không tìm được những nhà cung cấp mặt hàng chính hãng có mức giá hợp lý để mình kinh doanh có lời. Cho nên USAOrder chia sẻ một số vấn đề thương lương hiểu quả như sau:

Thứ nhất, thương lượng là một những ngành khoa học có tính chất ứng dụng cao nhất trong xã hội hiện đại. Nằm trong số những kĩ năng được phát triển rất sớm trong lịch sử loài người, cho đến ngày nay, thương lượng vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt thường nhật cũng như trong công việc. Vì vậy,việc nghiên cứu kỹ năng thương lượng trở thành một trong những nhu cầu tất yếu để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội nói chung và trong những công tác có tính tương tác cao như công tác đối ngoại nói riêng.

Thứ hai, thương lượng vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật. Vì vậy, mặc dù có những khái niệm liên quan nhất định nhưng không tồn tại một khuôn mẫu cố định cho quá trình đàm phán. Kỹĩ năng đàm phán đòi hỏi một quá trình học tập, áp dụng dài lâu, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống. Việc xây dựng Tài liệu tham khảo phục vụ Tập huấn kỹ năng thương lượng trong việc tìm nguồn hàng chính hãng, giá cả hợp lý bao hàm cả các nội dung lý thuyết lẫn ví dụ minh họa trình tự cụ thể sẽ đóng vai trò cung cấp kiến thức một cách có hệ thống giúp kỹ năng này được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Thứ ba, trong giao tiếp thương mại, kĩ năng thương lượng  có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đặc thù quan hệ giữa doanh nghiệp quốc tế, việc bất đồng và tranh chấp thương mại là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay mặc dù đem các quốc gia  và thị trường thương mại quốc tế xích lại gần nhau hơn song cũng đồng thời khiến cho nguy cơ tranh chấp quốc tế và va chạm giữa các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước với các quốc gia ngàycàn tăng cao.

Chính vì vậy, thương lượng hiểu quả đối tác tại Mỹ  và quốc tế đã trở thành công cụ quan trọng nhất để doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những tranh chấp này một cách hiệu quả nhất theo hướng tối đa hóa lợi ích của mình đồng thời giảm thiểu căng thẳng trong quan hệ giao thương với các nước đối tác quốc tế.

Kĩ năng thương lượng đã trở thành kĩ năng không thể thiếu đối với doanh nghiệp và đội ngụ chuyên viên kinh doanh quốc tế và giao tiếp thương mại quốc tế trong công tác đối ngoại. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thương lượng hiểu quả tìm nguồn hàng tại Mỹ chuyên nghiệp uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng, tạo điều kiện giúp việc phát triển kỹ năng năng thương lượng này một cách hiệu quả và có hệ thống nhất.

Thực tế tại USAOrder đã có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp và khách hàng cá nhân gặp nhiều rào cản về giá các mặt hàng nhập khẩu như :

Chưa từng làm việc với đối tác bán hàng lần nào, chưa có độ mức độ uy tín, tin cậy… đủ để họ mang đến cho bạn các mức giá hợp lý.

Vậy để tìm nguồn hàng với từ nhà cung cấp chính hãng bên nước ngoài, để có được nguồn hàng chất lượng và chi phí thấp nhất có thể bạn cần một đơn vị uy tín, từng là đối tác mua hàng số lượng lớn hoặc từng quen với việc thương lượng, đàm phán giá, trả giá và kèm theo đó là quyền lợi, chính sách ưu đãi, khuyến mãi, hậu mãi được đặt lên hàng đầu.

Đến với USAOrder.VN bạn khỏi lo lắng việc này. Bởi thương hiệu USAOrder tại Việt Nam đại diện chính thức Hà Nội Lab là một trong những công ty tiên phong đi đầu trong ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa, mua hộ hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam sẽ giải đáp, các thắc mắc như:

Làm thế nào để xây dựng được chiến lược và chiến thuật thương lượng hiểu quả trong giao tiếp thương mại quốc tế...?

thuong-luong-hieu-qua-tim-nguon-hang-tai-my-chuyen-nghiep-uy-tin

Dưới đây USAOrder chia sẻ một số giải pháp hiểu quả như sau:

Xác định chiến lược và chiến thuật thương lượng hiểu quả
1.Chiến lược thương lượng

1.2 Khái niệm

-Chiến lược liên quan tới việc xác định đường hướng cơ bản, kế hoạch hành động và mục tiêu, tìm kiếm lợi thế so sánh để có giải pháp tốt nhất cho một vấn đề.

-Tư duy chiến lược là tư duy hệ thống và toàn diện. Tư duy chiến lược tìm ra giải pháp lớn, nhưng cũng dễ gây ảo tưởng chiến lược, người thương lượng tưởng mình chủ động trong thương lượng, nhưng thực chất đàm phán là một quá trình biến hoá liên tục, do vậy người thương lượng còn cần cả tư duy ứng biến tốt.

- Không có chiến lược chung cho mọi cuộc thương lượng. Mỗi một cuộc thương lượng cụ thể cần phải chọn một chiến lược cụ thể và phù hợp. Chính vì vậy chỉ có thể nói đến những chiến lược cơ bản, hoặc những chiến lược nền tảng, gồm những nhân tố cho phép xây dựng các chiến lược cụ thể trong những điều kiện khác nhau, các giai đoạn khác nhau, đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong thực tiễn quốc tế các nhà thương lượng có kinh nghiệm dễ dàng vận dụng cùng lúc nhiều chiến lược khác nhau:

2.Các loại chiến lược đàm phán


2.1 Chiến lược hợp tác:
- Sự tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là giải quyết nó nhưng vẫn giữ được quan hệ cá nhân và đảm bảo cả 2 bên đều đạt được mục đích của mình.

- Quan điểm với xung đột là những hành động cá nhân không chỉ đại diện cho lợi ích của bản thân mà còn đại diện cho lợi ích của bên đối kháng.

- Khi nhận thấy xung đột tồn tại, người đàm phán sử dụng phương pháp giải quyết xung đột để chế ngự tình hình. Đây là cách giải quyết mang tính cộng tác mà nó đòi hỏi cả 2 bên đều giữ quan điểm “thắng-thắng”, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi thời gian, nghị lực và sáng tạo.

“Chiến lược hợp tác” sử dụng tốt nhất khi:
- Vấn đề rất quan trọng cần thỏa hiệp.
- Mục đích là để hợp nhất những quan điểm khác nhau.
- Cần sự cam kết để giải quyết công việc.
- Mong muốn xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ.


2.2 Chiến lược thoả hiệp thương lượng hiểu quả:
- Khi nhận thấy một giải pháp để đạt được kết quả “thắng-thắng” là không thể, người thương lượng hướng tới một kết quả bao gồm một phần nhỏ thắng lợi và một phần nhỏ thua thiệt, cả 2 đều liên quan đến mục tiêu và quan hệ của các bên.

- Sự thuyết phục và lôi kéo có ảnh hưởng lớn đến kiểu này. Mục đích là tìm ra một số cách có thể dùng được chấp nhận mà nó phần nào làm hài lòng cả 2 bên.

- Tình thế thỏa hiệp có nghĩa là cả 2 bên chấp nhận và thực hiện một quan điểm “thắng ít-thua ít”.

“Chiến lược thoả hiệp”  thương lượng tốt nhất khi:
- Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được.
- Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải.
- Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đích duy nhất.
- Cần đạt được cách giải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp.
- Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian.
- Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác.

2.3 Chiến lược hoà giải:
- Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là cần phải duy trì mối quan hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào, có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì đến mục đích của các bên.

- Nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột được nhìn nhận như là cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả “thua- thắng”, mà quan điểm của người đàm phán là chịu thua, cho phép bên kia thắng.

Chiến lược hoà giải sử dụng tốt nhất khi:
-Nhận thấy mình sai.
-Mong muốn được xem là người biết điều.
-Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia
-Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau.
- Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu.
-Ỹ Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng hơn.


2.4 Chiến lược kiểm soát:
- Người thương lượng tiếp cận với xung đột là để nắm được những bước cần thiết và đảm bảo thỏa mãn được mục đích cá nhân, cho dù tiêu phí mối quan hệ.

- Xung đột được xem như là một lời tuyên bố thắng, cần thắng lợi bằng bất cứ cách nào.

- Đây là một cách giải quyết mà người đàm phán sử dụng bất cứ sức mạnh nào xem như thích hợp để bảo vệ một quan điểm mà họ tin đúng hoặc cố gắng thắng.

Chiến lược kiểm soát sử dụng tốt nhất khi:
- Hành động nhanh chóng, dứt khoát là vấn đề sống còn ( như trường hợp khẩn cấp).
- Một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải hành động bất thường.
- Biết mình đúng.
- Phía bên kia lợi dụng cơ hội của thái độ hợp tác.


2.5 Chiến lược tránh né:
- Người đàm phán xem xét xung đột là những cái phải tránh xa bằng mọi giá.
- Chủ đề trung tâm của kiểu này là lảng tránh, nó tạo ra kết quả là làm thất vọng hoàn toàn cho các bên liên quan.

Mục đích của các bên không được đáp ứng
Không duy trì được mối quan hệ
- Kiểu này có thể tạo hình thức ngoại giao để làm chênh lệch một vấn đề, hoãn lại một vấn đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe dọa
- Đây là quan điểm rút lui hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người thương lượng là rút lui, chấp nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự.

Chiến lược tránh né sử dụng tốt nhất khi:
- Những vấn đề không quan trọng.
- Có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác.
- Không có cơ hội đạt được mục đích khác.
- Có khả năng làm xấu đi cuộc thương lượng thương mại hơn là đạt được những lợi ích.
- Cần bình tĩnh và lấy lại tiến độ.
- Phía bên kia có thể giải quyết xung đột có hiệu quả hơn.
- Cần thời gian để thu thập thông tin.

3. Chiến thuật thương lượng hiểu quả tìm nguồn hàng tại Mỹ:

Negotiated negotiation tactics find the source in the US

Các loại chiến thuật thương lượng hiểu quả như sau:

3.1 Đưa đề nghị cao hay thấp
- Nhiều nghiên cứu cho thấy đề nghị cao ban đầu sẽ đạt được giải pháp cao hơn đề nghị khiêm tốn
Có nhiều dư địa thương lượng

Có thêm thời gian để tìm hiểu tính ưu tiên của đối tác

Tạo cho đối tác có ấn tượng là còn cả một chặng dài để đi đến giải pháp hợp lý.

- Đề nghị cường điệu, lập trường mở màn kiên quyết và ít nhân nhượng lúc ban đầu là dấu hiệu cho thấy một lập trường cứng rắn.

Có thể rút ngắn đàm phán, vì đối tác thấy rằng các mức giảm giá quá ít nên họ có thể đầu hàng có điều kiện

Giải quyết nhanh thay vì kéo dài vấn đề.
- Nếu đưa phương án cao lúc ban đầu và sau đó đưa phương án thuộc "vùng thoả thuận", thì đối phương dễ dàng chấp nhận hơn.

Thể hiện được thiện chí nếu sau này nhượng bộ.

Đối tác cảm thấy bạn có nhiều nhân nhượng.

- Tuy nhiên, đòi hỏi quá cao cũng có những bất lợi
Đối phương có thể bỏ đi và sẽ mất cơ hội đạt thoả thuận. Càng cường điệu, càng nhiều khả năng bị đối phương từ chối ngay tức khắc.

Đề nghị quá đáng khiến đối tác sẽ phải đưa ra những giải pháp tiêu cực. Họ không thể nào đáp lại một cách ôn hòa và cởi mở và thậm chí bắt chước thái độ hiếu chiến.

Với đề nghị quá cao, nếu bạn lùi nhiều lần sẽ gây thêm ngờ vực và hậu quả là khi bạn lùi hết nấc, đối phương vẫn nghĩ họ có thể đàm phán tiếp để bạn xuốngthang.

Vì vậy, cần thận trọng khi đưa ra đề nghị ban đầu. Nếu đưa đề nghị cường điệu cũng nên có giải pháp thay thế nếu đối tác không chấp nhận và từ chối giao dịch tiếp.

- Một cách nữa là áp dụng lập trường linh hoạt
Đưa ra đề nghị công bằng trong vùng thoả thuận (vùng đối phương có thể tính chuyện điều chỉnh)

Khi đưa đề nghị, nhấn mạnh những thuận lợi mà lời đề nghị của bạn mang lại.

3.2 Chiến thuật chia nhỏ, giải quyết từng bước từ dễ đến khó

- Mỹ gọi đây là thủ pháp "Sa-la-mi" (chặt xúc xích ra từng đoạn).
- Trung Quốc thì gọi đây là thủ pháp "được đằng chân lân đằng đầu". Đây còn gọi là giải pháp riêng rẽ hoặc khoanh vùng để giải quyết theo nguyên tắc dễ trước khó sau.
- Theo chiến thuật này, cần chia vấn đề đang bị trở ngại thành những vấn đề nhỏ hơn để giải quyết từ từ từng vấn đề một, cuối cùng giải quyết được vấn đề lớn. Đây là những thủ thuật thường được áp dụng trong giai đoạn đầu của những cuộc thương lượng, hoặc trong tình huống tương quan lực lượng không cân sức buộc bạn phải giải quyết từng bước.

3.3 Chiến thuật thương lượng cả gói:
- Thương lượng cả gói được coi là một thủ pháp kỳ diệu, bởi nó có thể nhập ghép các biến số cá biệt để thoả mãn hoặc né tránh một yêu cầu nào đó.8

- Thủ pháp cả gói tức là đưa vấn đề chính, quan trọng cùng những vấn đề không quan trọng vào một gói, giải quyết cùng một lúc.

- Thương lượn trọn gói tạo ra nhiều giải pháp và khả năng điều chỉnh giải pháp, tạo cơ hội dung hoà được quan điểm của hai bên.

- Thương lượn cả gói giúp bạn nhìn thấy rõ ưu tiên của đối phương:
Những gì họ quyết giữ

Những gì họ có thể buông.

-Thương lượng cả gói nhượng bộ những vấn đề không quan trọng để đạt được mục tiêu chính.
- Sách lược đàm phán cả gói cũng có bất lợi là những vấn đề căng thẳng có thể bị mở rộng hơn, đặc biệt các vấn đề đã bế tắc được gắn với vấn đề đang bản sẽ làm cho đàm phán dễ đổ vỡ hơn.

3.4 Các chiến thuật gây sức ép:
- Đưa điều kiện tiên quyết để áp chế đối phương:
Chỉ cần có chút nhượng bộ, đã có thể cho đối phương thấy rằng mình đã phải hy sinh rất nhiều. Trung Quốc thường áp dụng thủ thuật này và nhắc đi nhắc lại điều kiên tiên quyết là nguyên tắc không thể thương lượng. Một khi đối phương chấp nhận nguyên tắc của Trung Quốc, Trung Quốc lập tức có thể vận dụng nguyên tắc này làm cho đối phương phải nhượng bộ trên vấn đề thực chất và chi tiết.

Tuy nhiên nếu điều kiện đưa ra quá ngặt nghèo thì rất có thể khiến đối phương thấy khó mà rút lui, không muốn tham gia đàm phán.

Chuyển thông điệp không còn chỗ nào để lùi:
Nhấn mạnh đây là đề nghị cuối

“Tất cả những gì có thể làm" hay "mức tối đa mà tôi có thể có".

- Làm cho đối phương cảm nhận thấy lợi ích của mình đang bị đe doạ nghiêm trọng, nếu không đồng ý, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn.
Mức cao của thủ pháp này là đưa tối hậu thư: nêu đề nghị buộc đối phương phải chấp nhận nếu không sẽ phải chịu hậu quả.

- Tạo áp lực về thời gian:
Đưa đề nghị có thời hạn cực ngắn để tạo áp lực cho đối phương phải đồng ý sớm.

Đưa đề nghị rất hấp dẫn, nhưng cũng báo là sẽ hết hạn trong vòng 24 giờ.


4. Điều này đặc biệt hiệu quả trong tình huống cần ngăn chặn đối phương xem xét những giải pháp khác:
Tuy nhiên, người ta thường không thoải mái khi nhận đề nghị loại này vì họ cảm thấy như thế họ đang phải chịu áp lực không hợp lý.

Đồng thời cũng cần phải có lý do xác đáng, để đối phương không nghĩ bạn giả bộ và chờ cho đến hạn xem sao.

Không được để đối phương tạo áp lực thời gian đối với mình, không để mình rơi vào tình thế nóng vội.

- Đưa đề nghị vào phút chót:
Khi các vấn đề đã được dàn xếp, chỉ còn việc ký kết thì đưa ra đề nghị mới.

Thủ thuật này buộc đối phương chấp nhận yêu cầu của bạn vì đã quá mệt mỏi, không muốn thay đổi, làm hỏng kết quả đàm phán.

- Chiến thuật "đưa vào ngõ cụt": cố ý tạo lập một tình huống không lối thoát để gây sức ép bên kia thoả hiệp, hoặc để dừng đám phán nhằm gỡ thế bí.
- Chiến thuật vu hồi:
Nếu trực tiếp gây sức ép không được, Trung Quốc thường áp dụng chiến thuật vu hồi, thông qua bên thứ ba để gây sức ép. Bên thứ ba có thể là một siêu cường hoặc một quốc gia có quan hệ sâu đậm với đối phương. Bên thứ ba cũng có thể là thế lực đối địch trong nội bộ đối phương, dân chúng, phương tiện thông tin, đảng đối lập ... 

- Thủ thuật "uỷ quyền":
Khi cần bảo vệ quan điểm không khoan nhượng của mình thì nói "tôi chỉ được giao phó đến đó".
Trong hoàn cảnh này, việc giải quyết vấn đề không phụ thuộc vào nội dung đích thực của vấn đề, không phụ thuộc vào bối cảnh đàm phán mà là mức độ uỷ quyền, vấn đề quy chế về quyền hạn, vai trò. Quy chế thẩm quyền càng cao, đối tác càng cứng rắn.

- Kỹ thuật "vừa đấm vừa xoa":
Các chuyên gia đàm phán nước ngoài gọi là thủ thuật "cảnh sát tốt - cảnh sát xấu",

Hai cảnh sát, một người tử tế, một người gian manh luân phiên thẩm tra một người tình nghi. Người cảnh sát thứ nhất tỏ thái độ cứng rắn, không khoan nhượng. Sau đó người này rời chỗ (thường là do đồng nghiệp đề nghị). Trong khi đó, người cảnh sát khác tới và cố gắng đạt thỏa thuận nhanh trước khi người thương lượng thứ nhất quay lại, ở đây còn gọi là chính sách "cái gậy và củ cà-rốt".

 

USAOrder chia sẻ kinh nghiệm thương lượng hiểu quả đàm phán giá, trả giá hộ khách hàng:

Thương Lượng Hiểu Qủa Tìm Nguồn Hàng Tại Mỹ Chuyên Nghiệp Uy Tín

Chính từ cơ sở trên của chiến lược và chiến thuật tổng hợp kinh nghiệm trên 20 năm về thương lương hiểu quả USAOrder đã áp dụng thành công trong việc thương lượng quốc tế. Thông qua quá trình đào tạo nhân sự từ các chuyên gia hàng đầu của Mỹ và quốc tế hỗ trợ USAOrder đã tư vấn giúp nhiều doanh nghiệp và cá nhân thương lượng hiểu quả tìm nguồn hàng tại Mỹ và quốc tế chuyên nghiệp uy tín. Chúng tôi tự hào với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thương lượng, đàm phán giá. Công ty chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng có được nguồn hàng tốt nhất, giá rẻ nhất trên toàn thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng mà ít công ty doanh nghiệp khác theo kịp.

Đồng thời với hệ thống nhân sự tại Mỹ và thị trường quốc tế tại Việt Nam kết hợp với trình độ ngoại ngữ chuyên môn ngành xuất nhập khẩu.. nghe, nói, đọc, viết tiếp cận trực tiếp và đã từng đặt chân trên nhiều quốc gia thương thảo, thương lượng cho nhiều đối tác lớn tại Việt Nam sẽ đem đến cho quý doanh nghiệp và chủ shop sự hài lòng cao nhất với trình độ chuyên môn cao.!

Vậy còn trần trờ gì nữa, hãy kết nối ngay chúng tôi tìm nguồn hàng chính hãng tại Mỹ và Quốc tế theo nhu cầu của quý khách Order ngay với chúng tôi. 

ỹ

Thong ke